Cây Hoa Atisô

Atiso là giống cây thân ngắn, vừa được dùng làm nguyên liệu nấu ăn, vừa có công dụng làm thuốc chữa bệnh, giúp thải độc và làm mát gan. Là loài cây sống phổ biến ở nước ta ngày nay, cây hoa atiso được nhiều người yêu thích.

I. Giới thiệu về cây Atisô

Tên thường gọi: Cây hoa Atisô
Tên gọi khác: Cây atisô
Tên khoa học: Cynara scolymus
Họ thực vật: Thuộc họ Thislte
Loại cây: Là cây thân thảo
Nguồn gốc xuất xứ: Có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải)
Phân bố: Ngày nay, Atisô được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ Latinh. Atisô du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt.
Màu sắc của hoa: Có màu đỏ tím hoặc tím nhạt
Tuổi đời Sống lâu năm
Gồm các loại cây: Cây Atisô gồm có Atisô đỏ và Atisô xanh
Cây atiso
Cây atiso có hoa màu đỏ tím hoặc tím nhạt

II. Đặc điểm của cây Atisô

  • Hình dáng bên ngoài: Cây atiso là giống cây thân ngắn, được bao bên ngoài bởi một lớp lông trắng và có khía dọc trên thân. Cây mọc thẳng.
  • Kích thước: Chiều cao cây khoảng 1 – 1,2m và có thể cao đến 2m nếu được trồng trong điều kiện thích hợp.
  • Lá: Cây atiso cho lá to có màu xanh lục với mặt dưới lá có lớp lông màu trắng. Lá cây có cuống ngắn nhưng lại khá to với những phiến lá có răng và xẻ thùy sâu.
  • Hoa: Hoa atiso mang sắc đỏ tím hoặc tím nhạt và được bao bên ngoài là lá bắc to, dày. Hoa atiso mọc thành cụm ở ngọn khá lạ mắt.
  • Quả: Cây atiso cho quả có màu nâu thẫm, có lông trắng và khá nhẵn bóng.
Xem thêm:  Cây Lan Ý

III. Tác dụng của cây Atisô

Atisô là loại cây khá quen thuộc và có thể được sử dụng làm nguyên liệu cho các món ăn ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe. Người ta thường dùng lá bắc và hoa của cây atiso kết hợp với xương hoặc gan lợn để nấu thành canh hoặc hầm, ăn vào rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó cũng có thể dùng làm rau ăn.

Ngoài ra cây atiso còn có tác dụng chữa bệnh và được coi là vị thuốc có tác dụng làm mát gan, lợi tiểu được sử dụng từ lâu.

Theo Đông y, từ thân, rễ cho đến lá và hoa của cây atiso đều có khả năng chữa bệnh hữu hiệu. Nếu như lá. thân và rễ của cây mang vị đắng có hiệu quả trong chữa bệnh thấp khớp, tiểu khó, thì hoa atiso thường được sử dụng cho những người bị bệnh đau dạ dày, đau gan, cơ thể suy nhược, tiểu đường,…

Trong tất cả thì tác dụng được nhiều người quan tâm nhất về cây atiso chính là khả năng thải độc và làm mát gan của chúng. Nếu bạn thường xuyên uống trà atiso sẽ nhận thấy sự cải thiện rõ rệt về làn da của mình như mịn màng và ít mụn hơn, từ đó cho thấy tình trang gan của bạn có tốt hay không và cơ thể có được khỏe, ít độc tố hay không.

Nếu bạn không phải người thích uống trà thì có thể nấu nước tắm từ lá atiso tươi cũng rất tốt cho da.

Xem thêm:  Cây Mai Vạn Phúc
Cây hoa atiso
Cây có khả năng thải độc và làm mát gan rất tốt

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Atisô

1. Cách trồng cây

  • Đất trồng

Cây Atiso là giống cây sống và phát triển tốt trên nền đất có độ thoát nước, giữ ẩm tốt, với nhiệt độ trung bình và chứa khoảng 5 – 7 % chất hữu cơ.

Độ pH thích hợp để trồng cây Atiso là 6 – 6,5. Vào mùa khô nên duy trì độ ẩm của đất trên 80% để cây nuôi cây, nhưng khi đến mùa mưa thì cần hạn chế và giữ đất với độ ẩm vừa phải, bởi nếu độ ẩm cao sẽ khiến cây con dễ bệnh và chết.

Khi trồng Atiso nên tiến hành trồng hai vụ liền hoặc thâm canh để hạn chế sâu bệnh cũng như giảm năng suất. Trong đó các cây họ đậu, rau và hoa là lựa chọn luân canh tốt nhất.

Bạn nên dùng phân chuồng đã ủ hoại mục, kết  hợp với vôi bột, super lân để bón cho đất trồng, sau đó áp dụng cách trồng luống ươm 1,2 – 1,3m; trồng: 4 – 5 hàng, cây x cây: 15 – 20cm.

  • Cách trồng

Người ta có hai cách trồng cây Atiso, đó là trồng bằng cây con và bằng hạt. Có một số loại atiso cho ra cây con, khi đó, bạn chỉ cần tách chúng ra và đem đi trồng.

Còn với phương pháp trồng bằng hạt thì mùa xuân là thời gian thích hợp nhất để trồng. Để hạn chế việc hạt giống bị hư hại, bạn nên dùng loại đất có chứa nhiều chất mùn tốt. Khi cây con ra được hai lá thì trồng vào bịch và chú ý tưới nước hai tuần một lần cho cây mua lớn.

Xem thêm:  Cây Trầu Bà Leo Cột

Nên trồng Atiso ở những nơi có khí hậu mát mẻ bởi cây không chịu được lạnh. Bên canh đó, khi trồng cần chú ý không nên trồng cây với khoảng cách quá gần nhau, bởi đường kính của một cây Atiso trưởng thành là khoảng tầm 4 thước.

Ước tính 1 – 2 thước là khoảng cách tối thiểu giữa hai cây Atiso trồng cạnh nhau. Nếu trồng quá gần dễ khiến cây Atiso bị bệnh nấm sương do gió bị cản không thổi tới.

2. Cách chăm sóc cây

Khoảng 15 – 20 ngày sau khi trồng cây Atiso, cần dùng phân hữu cơ, phân dê, phân bò hay phân trùn quế,… để tiến hành bón lót lần 1. Và cứ cách 20 ngày lại tiến hành bón 1 đợt mới.

Mỗi ngày cần tưới nước 2 lần cho cây Atiso là vào buổi sáng và lúc chiều mát. Nhưng khi bước vào mùa mưa nhiều thì cần chú ý đến việc thoát nước để cây không bị ngập úng dẫn đến chết.

Ngoài ra cũng cần tiến hành xới đất và làm cỏ thường xuyên để cây Atiso không bị cỏ dại tranh mất chất dinh dưỡng.

5/5 - (2 bình chọn)
Về Kim Chung

Xin chào, Mình là Chung. Hi vọng rằng với những nội dung chia sẻ về Trồng trọt, chăn nuôi và làm vườn sẽ giúp các bạn phát triển nông nghiệp tốt nhất.